Mụn trên khuôn mặt có thể là một vấn đề vô cùng phiền toái và làm giảm sự tự tin của nhiều người. Tuy nhiên, ít ai biết rằng các vị trí mụn trên khuôn mặt cũng là một cách thể hiện tình trạng sức khỏe. Chính vì vậy, hãy cùng tìm hiểu xem vị trí mụn trên mặt nói lên điều gì trong bài viết này nhé!
Từ xưa tới nay, nhiều chị em phụ nữ vẫn cho rằng nguyên nhân gây mụn ở từng vị trí trên mặt đều xuất phát từ cách chăm sóc da và ảnh hưởng môi trường. Thực tế, các vị trí mọc mụn đều đang báo hiệu tình trạng cơ thể cần được giải quyết, mụn có thể ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài lẫn bên trong. Cùng tìm hiểu để tìm ra cách khắc phụ hiệu quả nhất nhé!
Đừng nhẫm lẫn các vị trí mụn trên khuôn mặt chỉ là mụn bình thường
Đối với mỗi chúng ta việc nổi mụn trên khuôn mặt là chuyện bình thường, khuôn mặt là vị trí dễ bị nổi mụn nhất từ má, trán, cằm, mũi, lông mày…Tất cả đều có thể là nơi mụn mọc. Nhưng theo Y Học Cổ Truyền các vị trí mụn trên khuôn mặt lại thể hiện những bệnh lý khác nhau của cơ thể. Từ đó, bản đồ mụn hay còn gọi là Face Mapping được ra đời để giúp chúng ta hiểu được tình trạng sức khỏe của cơ thể thông qua các vị trí mụn trên khuôn mặt.
Với mỗi vị trí mụn, chúng ta có thể xác định được cơ quan bên trong đang gặp vấn đề sức khỏe vì mụn ở mỗi vị trí sẽ có mối liên hệ đặc biệt với một cơ quan nào đó trong cơ thể. Ví dụ như mụn trên má có thể báo hiệu vấn đề về dạ dày hoặc phổi, mụn trên trán có thể liên quan đến gan hoặc vấn đề tiêu hóa, và mụn trong tai thì liên quan đến thận. Vì vậy, nếu hiểu rõ về bản đồ mụn và biết cách khác phục với các vấn đề sức khỏe đang gặp phải, chúng ta có thể giải quyết triệt để và dứt điểm vấn đề mụn trên khuôn mặt và ngay cả cơ thể.
Hé lộ vấn đề sức khỏe qua các vị trí mụn trên khuôn mặt
Mụn ở trán
Xét theo góc độ ảnh hưởng yếu tố bên ngoài thì mụn ở trán do vấn đề stress, chế độ ngủ không tốt hoặc chưa được làm sạch tốt hoặc do để tóc mái mà ra. Bên cạnh đó, nếu sử dụng các chất tạo tóc mái quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới làn da trên trán vì chúng có chứa các thành phần hóa học gây kích ứng cho da. Đối với những người bị gàu, nấm da đầu phải sử dụng các sản phẩm bôi hoặc thoa cũng là tác nhân gây ra mụn ở trán.
Tuy nhiên, theo Face Mapping thì vị trí mụn trên trán có thể liên quan đến vấn đề sức khỏe bên trong cơ thể như gan hoặc tiêu hóa. Gan là một cơ quan quan trọng trong việc thải độc cơ thể. Nếu gan bị quá tải vì đường và mỡ nó sẽ không hoạt động tốt và gây ra mụn trên trán. Ngoài ra, nếu chế độ ăn uống không đủ lành mạnh hoặc uống ít nước, đó có thể là nguyên nhân gây ra vấn đề tiêu hóa và phát sinh mụn trên trán.
Để giảm thiểu mụn trên trán, bạn cần cân bằng chế độ ăn uống và giảm các thực phẩm chứa đường, mỡ, muối. Đồng thời, cũng cần chú ý đến giấc ngủ và giảm stress, điều này có thể giúp cải thiện tình trạng mụn trên trán. Nếu tình trạng mụn trên trán của bạn không cải thiện sau khi thay đổi chế độ sinh hoạt, bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu để tìm phương pháp điều trị phù hợp.
Mụn ở má
Mụn ở má cũng có thể bắt nguồn từ việc không chăm sóc da cẩn thận như không sử dụng khẩu trang che chắn bụi bẩn từ môi trường hoặc có thói quen chạm tay lên mặt. Nếu xét theo Face Mapping thì mụn ở má phải và má trái sẽ có những nguyên nhân khác nhau.
Nguyên nhân gây mụn ở má trái liên quan đến vấn đề gan, có thể viêm gan hoặc gan yếu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thải độc và bài tiết cho cơ thể từ đó gây tích tụ độc tố và sinh ra mụn. Để hạn chế tình trạng mọc mụn ở má trái thì nên tránh xa các loại đồ uống có cồn như rượu, bia, cà phê. Bên cạnh đó, bổ sung các thực phẩm mát gan như khổ qua, bí đao, dưa chuột…
Đối với mụn ở má phải là dấu hiệu cảnh bảo tới sức khỏe của phổi. Đồng thời, mụn ở má cũng biểu hiện việc sử dụng quá nhiều thuốc lá so với mức chỉ định cho phép. Để hạn chế mụn ở má phải thì điều đầu tiên phải bỏ thói quen hút thuốc lá quá nhiều, nên hạn chế số lượng mỗi ngày. Bổ sung thêm các thực phẩm như táo, cà chua, tỏi. Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt như bánh, kẹo, trà sữa. Làm việc trong môi trường trong lành vì nó liên quan đến quá trình hô hấp của phổi.
Mụn ở gò má
Nguyên nhân bị mụn trên má do đường ruột bị rối loạn điều này ảnh hưởng tới việc bài tiết và thải độc của đường ruột. Khi đó, người bị có thể gặp phải các triệu chứng như đầy hơi, sôi bụng, chướng bụng, và đau bụng. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh nên tránh các loại thực phẩm khó tiêu như hành củ, dưa hấu, rượu bia, nước ngọt có ga, đồ chiên rán hoặc các loại đậu. Thay vào đó, bổ sung các thực phẩm tốt cho tiêu hóa như sữa chua, dưa muối, bông cải xanh, táo… là một cách hiệu quả giúp cải thiện vấn đề và giảm thiểu mụn trên gò má.
Mụn ở cằm
Cằm là nơi dễ nổi mụn trứng cá và mụn bọc nhất. Khu vực này báo hiệu cơ thể đang bị tối loạn nội tiết tố hoặc các vấn đề liên quan đến thận. Bên cạnh đó, do thói quen chống cằm tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ lâu ngày và phát sinh mụn. Để hạn chế mụn ở cằm nên uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày để duy trì chức năng bài tiết của thận. Bỏ thói quen chạm tay hoặc chống tay lên cằm để sờ và nặn mụn, bổ sung các thực phẩm mát giúp thanh lọc cơ thể và hỗ trợ đào thải độc tố như khổ qua, rau má, diếp cá…
Mụn ở quanh miệng
Khu vực nổi mụn quanh miệng liên quan đến vấn đề tiêu hóa, đặc biệt đối với gan và ruột là những cơ quan tác động chính đến việc nổi mụn quanh miệng. Bên cạnh đó, chế độ ăn thiếu lành mạnh như thường xuyên ăn các đồ cay, nóng, nhiều dầu mỡ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của đường ruột và gan. Từ việc tiêu hóa kém sẽ tác động đến quá trình đào thảo độc tố và hình thành nên những nốt mụn quanh miệng. Để hạn chế mụn khu vực này nên thay đổi thói quen sử dụng các đồ ăn đóng họp sang đồ ăn tươi sống, giảm liều lượng muối, dầu ăn, đồ cay nóng trong quá trình nấu ăn, nên ăn nhiều món luộc, hấp. Bổ sung thêm rau củ quả vào chế độ ăn để cung cấp đủ các loại vitamin và chất xơ. Đặc biệt, trong các bữa ăn nên ăn đủ không nên ăn quá no sẽ dẫn đến khó tiêu ảnh hưởng hệ tiêu hóa.
Mụn ở mũi
Vùng mũi kết nối mật thiết với các cơ quan như tim và phổi xét theo bản đồ trị mụn. Việc đầu mụn hình thành các nốt mụn đỏ sưng tấy thì đang báo hiệu tim và phổi đang có vấn đề. Vì thế, nên chú ý đến mụn ở quanh mũi để biết tình trạng sức khỏe đang gặp phải và có cách chữa trị hợp lý. Để giảm thiếu mụn ở mũi thì nên bổ sung các thực phẩm như rau xanh và trái cây tươi. Bổ sung các loại cá béo và các loại hạt để tăng cường lượng chất béo omega-3 trong cơ thể, hạn chế các đồ ăn cay nóng và lên men như dưa chua, kim chi. Chú trọng sức khỏe tim mạch bằng việc thường xuyên đo huyết áp theo định kỳ.
Mụn có thể xuất hiện bất kỳ đâu trên cơ thể, nhưng đối với các vị trị mụn trên khuôn mặt thì nên lưu ý về vấn đề chăm sóc da và sức khỏe. Hãy hiểu làn da của mình và cơ thể của mình đang báo động điều gì để có phương pháp điều trị đúng nhất. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn nguyên nhân gây mụn ở từng vị trí trên mặt.
Xem thêm: Nguyên nhân và cách điều trị thâm đỏ sau mụn hiệu quả